Theanishtar
10 min

Bài 1. Lập trình hướng đối tượng

1. Khái niệm

OOP là viết tắt của Object-Oriented Programing (Lập trình hướng đối tượng), nó cấu trúc code phân chia theo ClassesObjectsAttributesMethods

2. Phân biệt lập trình cấu trúc và hướng đối tượng

Lập trình cấu trúc là gì

Cách viết code trước đây (sử dụng các hàm trong một file duy nhất) là lập trình theo hướng cấu trúc.

Bạn có thể thấy khi viết code theo kiểu này sẽ không có sự liên kết giữa các file trong một thư mục vì vậy code sẽ không tối ưu và phải viết rất nhiều.

Tại sao hướng đối tượng có ưu thế hơn

So với lập trình cấu trúc thì hướng đối tượng sẽ:

  • Nhanh hơn và dễ hơn

  • Cấu trúc rõ ràng dễ hiểu, dễ bảo trì, sửa lỗi

  • Có thể tái sử dụng giúp thời gian phát triển code ngắn hơn

3. Lập trình hướng đối tượng

object-class-diagrame-1.png

Nhìn ảnh trên có lẽ bạn đã hiểu khá tổng quát về hướng đối tượng rồi

Mình sẽ nói theo cách mình hiểu nhé:

Object (đối tượng)
  • Object là một đối tượng cụ thể (ở đây là Mèo Crosby)
  • Đối tượng phải là cụ thể nhé, nghĩa là phải rõ ràng 1 đối tượng nào đó chứ các đối tượng như Dog (chó), Tree (cây cối) là các lớp vì nó không chỉ rõ một sự vật nào cả mà nói chung chung
Attribute (thuộc tính)
  • Là các thuộc tính của đối tượng (thường là danh từ)
    • Tên: Crosby
    • Tuổi: 3
    • Giới tính: cái
    • Màu mắt: đen vàng
  • Lưu ý: Các thuộc tính này là thuộc tính của đối tượng Cat Crosby bên trên
Methods (phương thức)
  • Methods là các phương thức của đối tượng (thường là động từ)
    • Chạy:
    • Bắt chuột:
    • Kêu: Meow-meow
  • Lưu ý: Các phương thức này là phương thức của đối tượng Cat Crosby bên trên
Classes (lớp)
  • Classes là một lớp (gồm nhiều đối tượng)
    • Đối tượng: Bronson
    • Đối tượng: Chester
    • Đối tượng: Bobby
  • Lưu ý: các lớp là gồm nhiều các đối tượng Cat bên trên
  • Có thể gọi đây là "lớp Cat" chứa các đối tượng Bronson, Chester, Bobby

Ví dụ:

Lớp Hoa gồm: hoa lan, hoa hồng, hoa cẩm tú cầu, ...

Lớp Động vật gồm: heo, chó, gà, dê, ...

Lớp Người đẹp trai gồm: Trần Đang, Hữu Đang, Đang Trần, ...

4. Biểu diễn bằng code

Nãy giờ chỉ là lý thuyết thôi (dài mún chét 😭) và bây giờ là vào code nhá

Bây giờ chúng ta cùng nhau xây dựng các đối tượng, lớp, phương thức và thuộc tính bằng code Java nhé

Tạo project

Đầu tiên các bạn tạo project và các packages như hình sau nhé object-class-diagrame-1.png

Giải thích:

  • javaoop.objects sẽ chứa các đối tượng trong project
  • javaoop.main sẽ chứa phương thức main để hạy cương trình

Tạo lớp đối tượng

Tạo một Java Class trong package javaoop.objects, ví dụ ở đây mình tạo lớp Cat

  • Lưu ý: tên lớp phải viết hoa chữ đầu tiên nha Cat.java

object-class-diagrame-1.png

Tạo thuộc tính cho đối tượng

Các bạn tạo thuộc tính giống như tạo biến vậy nha

public class Cat {
    String name = "Crosby";         // thuộc tinh tên
    int age = 3;                    // thuộc tính tuổi
    String eyesColor = "Đen vàng";  // thuộc tính màu mắt
}

Tạo phương thức cho đối tượng

Các bạn tạo phương thức phía dưới thuộc tính

public class Cat {
    public String name = "Crosby";         // thuộc tinh tên
    public int age = 3;                    // thuộc tính tuổi
    public String eyesColor = "Đen vàng";  // thuộc tính màu mắt
    
    // phương thức bắt chuột
    public void mice(){
        System.out.println("Mèo đang bắt chuột");
    }
    
	 // phương thức kêu
    public void squeaks(){
        System.out.println("Meow meow !!!");
    }
}
Giải thích về public
  • Từ khóa public giúp mình có thể gọi trực tiếp thuộc tính trong lớp khác

Tạo đối tượng từ lớp khác

Đầu tiên mình sẽ tạo lớp Main bên package javaoop.main nhé

object-class-diagrame-1.png

public class Main {
    public static void main(String[] args) {
        // viết code ở đây
    }
}

Gọi lại đối tượng

public class Main {
    public static void main(String[] args) {
        // khởi tạo đối tượng Cat bằng cách gọi từ lớp Cat
        Cat cat1 = new Cat();
    }
}

Xuất giá trị thuộc tính

Bên Cat hiện đã có giá trị mặc định cho các thuộc tính

  • name = Crosby
  • age = 3
  • eyesColor = Đen vàng

chúng ta có thể xuất ra xem thử nhé

public class Main {
    public static void main(String[] args) {
        // khởi tạo đối tượng Cat bằng cách gọi từ lớp Cat
        Cat cat1 = new Cat();
        
        System.out.println("tên mèo là: " + cat1.name);
    }
}
// Output: tên mèo là: Crosby

Các bạn nhớ để đặc tả public phía trước thuộc tính nha, không thôi lỗi đó

Gọi phương thức của đối tượng

Bên Cat hiện đã có các phương thức

  • mice(): phương thức bắt chuột
  • squeaks(): phương thức kêu
public class Main {
    public static void main(String[] args) {
        // khởi tạo đối tượng Cat bằng cách gọi từ lớp Cat
        Cat cat1 = new Cat();
        
        cat1.mice();
        cat1.squeaks();
    }
}
/* Output:
		Mèo đang bắt chuột
		Meow meow !!!
*/